Hiện nay, việc ký kết hợp đồng diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, đây là một hoạt động có nhiều rủi ro. Vì các cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng liên quan đến lợi ích của các bên và các chủ thể khác có liên quan. CÔNG TY LUẬT TNHH BẮC BỘ cung cấp dịch vụ review hợp đồng cho các cá nhân, doanh nghiệp trên khắp cả nước trong các lĩnh vực pháp luật: doanh nghiệp, dân sự, đất đai, thừa kế, đầu tư, kinh tế, sở hữu trí tuệ, giấy phép con, bất động sản, tranh tụng…
Review hợp đồng là việc xem xét lại các điều khoản, cam kết trong hợp đồng, đánh giá giá trị pháp lý, mức độ rủi ro và đưa ra các phương pháp sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu của các bên trong hợp đồng.
Dịch vụ review hợp đồng
Việc rà soát hợp đồng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động giao kết hợp đồng. Theo đó, CÔNG TY LUẬT TNHH BẮC BỘ sẽ review về các nội dung sau:
Căn cứ pháp lý được trích dẫn trong hợp đồng
Chủ thể có thẩm quyền ký kết hợp đồng
Về đối tượng của hợp đồng
Các điều khoản trong hợp đồng (đặc biệt là các điều khoản về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, điều khoản giải quyết khi có tranh chấp phát sinh)
Tính thực thi của hợp đồng
Các rủi ro pháp lý và rủi ro thực tế có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng
Dựa vào từng loại hợp đồng, nhu cầu của khách hàng, CÔNG TY LUẬT TNHH BẮC BỘ cam kết sẽ hỗ trợ dịch vụ review hợp đồng nhanh chóng, hiệu quả để đảm bảo hoạt động giao kết hợp đồng của quý khách hàng diễn ra thuận lợi.
Phí dịch vụ
Sau khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, căn cứ vào tính chất của từng trường hợp, chúng tôi sẽ đưa ra mức phí phù hợp.
Dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ cầm đồ cần đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định.
Dịch vụ cầm đồ
Căn cứ
Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh; trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Thông tư 42/2017/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Nghị định 96/2017/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Nội dung
1. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là gì?
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Thứ nhất
Cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ được đăng ký; cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ hai
Cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Thứ ba
Cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Người chịu trách nhiệm về an ninh; trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không thuộc các trường hợp bị cấm. Cụ thể:
+ Đối với người Việt Nam: Người đã bị khởi tố hình sự; có tiền án về tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh; trật tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
Người chịu trách nhiệm về an ninh; trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh.
Trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh; không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ; gây rối trật tự công cộng; cố ý gây thương tích; cho vay lãi nặng; đánh bạc; tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; chiếm giữ trái phép tài sản.
Hiện nay, cầm cố, thế chấp tài sản được coi là biện pháp bảo đảm tương đối an toàn đối với khoản tiền cho vay và là một loại hình giao dịch được sử dụng rộng rãi. Theo đó, khi bên đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình, bên cho vay có quyền xử lý tài sản cầm cố, thế chấp để bảo đảm quyền lợi của mình. Về các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được pháp luật hiện hành quy định như sau.
Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
Căn cứ
Bộ Luật Dân sự 2015
Nội dung
Theo Điều 303 BLDS 2015, các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp bao gồm:
Bán đấu giá tài sản;
Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
Bên nhận bảo đảm nhận tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
Phương thức khác.
1. Bán đấu giá tài sản
Nếu các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp có quy định khác.
Khoản 1, Điều 304 BLDS 2015 quy định: Trường hợp bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật bán đấu giá.
Quy trình thực hiện việc bán đấu giá được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thẩm định giá tài sản
Bên nhận bảo đảm cần thuê đơn vị thẩm định giá để thẩm định giá tài sản. Sau khi thẩm định, ký hợp đồng dịch vụ (HĐDV) bán đấu giá với bên tổ chức đấu giá tài sản, và cung cấp bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền được bán tài sản theo quy định của pháp luật. HĐDV đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản.
Bước 2: Thông báo thông tin đấu giá
Khi thực hiện ký KĐDV bán đấu giá xong, bên nhận bảo đảm đề nghị Tổ chức đấu giá tài sản niêm yết việc bán đấu giá theo đúng quy định.
Bước 3: Công bố về giá khởi điểm
Tổ chức bán đấu giá phải công bố giá khởi điểm cho việc bán đấu giá, và giá khởi điểm này là do bên nhận bảo đảm cung cấp dựa trên cơ sở kết quả thẩm định.
Bước 4: Địa điểm thực hiện đấu giá
Cuộc đấu giá được tổ chức tại trụ sở của Tổ chức đấu giá tài sản, nơi có tài sản đấu giá hoặc địa điểm khác theo thỏa thuận của người có tài sản đấu giá và Tổ chức đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bước 5: Đăng ký tham gia đấu giá
Việc tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá bắt buộc phải mua và nộp hồ sơ theo quy định của Tổ chức bán đấu giá, bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rất rõ những trường hợp cá nhân, tổ chức không được phép tham gia đấu giá.
Bước 6: Tiền đặt trước và cách xử lý khi bán đấu giá
Về nguyên tắc, người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước và thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Bước 7: Hình thức đấu giá và trình tự, thủ tục tiến hành
Các hình thức đấu giá bao gồm:
Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá
Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá
Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp
2. Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản
Theo Khoản 2 Điều 304 BLDS 2015, trường hợp tự bán tài sản cầm cố, thế chấp thực hiện theo quy định về bán tài sản trong BLDS.
Có thể bên nhận cầm cố và bên cầm cố đã thỏa thuận về phương thức xử lý này, theo đó thì bên cầm cố (chủ sở hữu xe) làm thủ tục mua bán xe với người khác, sau đó số tiền bán xe sẽ được dụng để thực hiện nghĩa vụ với bên nhận cầm cố.
Đối với động sản không đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì hình thức hợp đồng do các bên thỏa thuận.
Đối với đối tượng là tài sản phải đăng ký thì hợp đồng mua bán phải công chứng hoặc chứng thực, và các bên phải thực hiện thủ tục hành chính để xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng.
+ Cơ quan thực hiện: Đến tổ chức công chứng để yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán tài sản
+ Hồ sơ: Theo điều 40 Luật Công chứng:
Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu
Dự thảo hợp đồng, giao dịch
Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng
Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định
Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có
+ Làm thủ tục mua bán tài sản với bên nhận bảo đảm: Bên nhận cầm cố, thế chấp cần phải cung cấp giấy tờ sau:
Hợp đồng bảo đảm
Giấy tờ thể hiện việc bên nhận bảo đảm được quyền xử lý tài sản bảo đảm
Giấy tờ thể hiện nội dung bên nhận bảo đảm được thay mặt bên bảo đảm bán tài sản bảo đảm
+ Đăng ký sang tên: Sau khi làm thủ tục mua bán xe thì người mua đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục sang tên.
3. Bên nhận bảo đảm nhận tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ
Theo Điều 305 BLDS 2015, bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận, thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản.
Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Nghị định số 71/2007/ND-CP ngày 03/05/2007 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin, dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ,phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.
Nội dung này được Cục Thuế TP. Hà Nội hướng dẫn Trung tâm Công nghệ thông tin – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn số 30303/CT-TTHT ngày 5/5/2020.
Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm: Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin; Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm; Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm; Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm; Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm; Dịch vụ tích hợp hệ thống; Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin; Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm; Các dịch vụ phần mềm khác.
Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế Giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng quy định, phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật. Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được áp dụng thuế suất 0%, 5% và đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP. Hà Nội hướng dẫn, để xác định các dịch vụ do Trung tâm cung cấp cho khách hàng là dịch vụ phần mềm theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 hay không, đề nghị Trung tâm liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn.
Trường hợp các dịch vụ Trung tâm cung cấp cho khách hàng nêu trên được xác định là dịch vụ phần mềm thì các dịch vụ này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trường hợp dịch vụ Trung tâm cung cấp cho khách hàng nêu trên không phải là dịch vụ phần mềm thi thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 10%.
Trên đây là một số đề xuất của chúng tôi liên quan đến tư vấn về điều kiện thành lập công ty cho vay tài chính. Nếu Quý khách hàng đồng ý với đề xuất, xin vui lòng liên hệ lại với chúng tôi để công ty chúng tôi có thể thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng cho Quý khách hàng. Xin trân trọng cảm ơn!
Bạn sẽ hài lòng khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi !
Căn cứ pháp lí: Thông tư 28/2017/TT-BCT trong đó có phần sửa đổi, bổ sung thông tư trong kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Thông tư số 38/2014/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu được sửa đổi, bổ sung về việc cấp các loại Giấy phép, giấy xác nhận, chứng nhận.
Theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP thì:
Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu: được cấp cho doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp cần có cầu cảng, có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu, có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa, có hệ thống phân phối xăng dầu, phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo quy định của pháp luật.
Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu: được cấp cho doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; có kho, vể dung tích; có phương tiện vận tải xăng dầu; có phòng thử nghiệm; có hệ thống phân phối xăng dầu và cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh cần đáp ứng điều kiện luật định.
Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu: là doanh nghiệp có ngành nghề đăng ký là kinh doanh xăng dầu; có kho, bể xăng dầu; có phương tiện vận tải, có hệ thống phân phối xăng dầu; điều kiện về cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, có chứng chỉ theo quy định.
Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu: được cấp cho doanh nghiệp đáp ứng đủ điểu kiện về của hàng bán lẻ, cán bộ quản lý, nhân viên.
Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu: được cấp cho của hàng xăng dầu có địa điểm phù hợp với quy hoạch, thuộc sở hữu hoặc đồng ở hữu của đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối; đáp ứng điều kiện về thiết kế, xây dựng, trang thiết bị, cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh.
Đối với các loại Giấy phép, Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận nêu trên, nếu thương nhân có nhu cầu cấp mới thì nộp 01 bộ hồ sơ về Bộ Công thương, Sở Công thương qua đường công văn hoặc qua mạng điện tử.
Lưu ý: Đối với trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi, cấp lại các loại Giấy tờ, Thương nhân cũng thực hiện tương tự như trường hợp cấp mới. Tuy nhiên, cần chú ý thành phần hồ sơ trong từng trường hợp.
Thông tư cũng quy định cụ thể về thẩm quyền của Bộ công thương và Sở công thương:
Về thẩm quyền của Bộ Công thương:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế và cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu; Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên) cho thương nhân. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung
Tùy từng trường hợp cụ thể, Bộ Công Thương phối hợp hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương nơi thương nhân đặt trụ sở chính, Sở Công Thương nơi thương nhân có cơ sở kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế của thương nhân để xem xét cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc từ chối cấp Giấy phép, Giấy xác nhận cho thương nhân;
Thủ tục hành chính do Sở Công Thương thực hiện
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ , Sở Công Thương có văn bản yêu cầu bổ sung;
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn 01 (một) tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương); Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu; Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu để xem xét cấp hay từ chối cấp Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận cho thương nhân;
Lưu ý: Thương nhân có trách nhiệm nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Bạn sẽ hài lòng khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi !